ĐÂU LÀ CHÌA KHÓA TĂNG TRƯỞNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NĂM 2023?
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu – chiếm 90% lượng doanh nghiệp và hơn 50% lực lượng lao động. Tại Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chiếm trên 98%, theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Trong thị trường đầy biến động như hiện nay, đâu là giải pháp để các doanh nghiệp SMEs tăng trưởng bứt phá? Tham khảo ngay những gợi ý dưới đây của các chuyên gia.
Cân bằng công việc và đời sống cho nhân viên
Trong quá trình tuyển dụng nhân tài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn so với các công ty lớn. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp SMEs có nguồn tài chính còn hạn hẹp, thiếu chính sách đào tạo và quy trình làm việc rời rạc.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Gallup vẫn có hai yếu tố để các SMEs nâng cao ưu thế cạnh tranh hơn, gồm có lương bổng và phúc lợi. Hiểu đơn giản như sau, doanh nghiệp cần đảm bảo được sự cân bằng giữa công việc và đời sống cho nhân viên để họ cảm thấy hạnh phúc khi lãnh đạo luôn quan tâm đến họ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh truyền thông như fanpage, website để truyền tải những giá trị cốt lõi đến nhân viên hoặc ứng viên. Để từ họ hiểu rõ hơn về công ty kết hợp với các hoạt động truyền thông để thu hút nguồn nhân tài cũng là một cách giúp SMEs nâng cao ưu thế cạnh tranh.
Thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự đoán 70% giá trị mới được tạo ra trong giai đoạn 10 năm tới sẽ dựa trên các thành tựu công nghệ hỗ trợ quá trình số hóa doanh nghiệp. Mức sống và tỷ lệ hạnh phúc của người lao động ngày càng được quyết định bởi sự tham gia của công nghệ trong nền kinh tế số hóa.
Đặc biệt với các doanh nghiệp SMEs khi áp dụng công nghệ giúp cho việc trao đổi mua bán, thanh toán trở nên thuận tiện, an toàn. Các hoạt động tiếp cận khách hàng thực hiện dễ dàng hơn, vận hành trơn tru và tăng trưởng tốt hơn. Điều này góp phần thúc đẩy khả năng phục hồi của doanh nghiệp, trong giai đoạn suy thoái kinh tế và đặc biệt là những tác động từ đại dịch Covid-19 vừa qua.
Luôn đặt uy tín và bảo mật lên hàng đầu
Theo một nghiên cứu của Viện Gallup tại Mỹ cho biết, 68% người được khảo sát đánh giá cao mức độ tin cậy của doanh nghiệp nhỏ, so với 17% của các doanh nghiệp lớn. Điều này chứng tỏ rằng, mức độ uy tín, tin cậy của các doanh nghiệp nhỏ luôn thấp hơn so với các doanh nghiệp có tên tuổi.
Khi mà niềm tin của khách hàng với thương hiệu rất dễ lung lay, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng đủ khiến cho khách hàng quay lưng. Vì vậy, giá trị niềm tin luôn cần được củng cổ. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp SMEs luôn là mục tiêu hàng đầu bị tấn công hệ thống bảo mật. Để bảo vệ hoạt động kinh doanh và khách hàng, các doanh nghiệp này nên chủ động bảo vệ hệ thống bảo mật.
Khả năng nắm bắt xu hướng trong môi trường nhiều biến động
Tương tự năm 2022, tỷ lệ lạm phát cao, hạn chế về nguồn nhân lực và những thách thức trong chuỗi cung cứng đang là bài toán chung cho tất cả các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần linh hoạt hơn để đạt được mức độ tăng trưởng kỳ vọng. Theo nghiên cứu một của Visa, 86% lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ cho rằng bất ổn kinh tế là một trong những nỗi trăn trở thường trực của họ. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp có thể áp dụng điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và các công cụ số hóa, vấn đề tài chính trong kinh doanh có thể hỗ trợ điều chỉnh phương hướng, chiến lược trong tình hình biến động đang diễn ra.
Tập trung đào tạo và phát triển đội ngũ
Thu hút nhân sự giỏi đã khó, làm thế nào để giữ chân họ đồng hành cùng công ty càng khó hơn. Bên cạnh chế độ phúc lợi, lương thưởng thì chính sách đào tạo cũng là yếu tố được nhân sự đặc biệt quan tâm.
Khi nhân viên thường xuyên được đào tạo sẽ giúp nâng cao năng lực chuyên môn và có có hội thăng tiến cao hơn trong công việc. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo nhân sự, đặc biệt là khi nguồn tài chính eo hẹp thì các chương trình đào tạo kỹ năng là một trong những hoạt động đầu tiên bị cắt bỏ.
Đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ nòng cốt, Viện lãnh đạo BGS Global đã thiết kế khóa học “Mini MBA For Core Team – Khai phóng năng lực quản trị” dành riêng cho đội ngũ Core Team.
Nội dung chương trình tập trung vào 7 chủ đề quản trị cốt lõi Tầm nhìn và chiến lược; Xây dựng cơ cấu tổ chức; Xây dựng kế hoạch thực thi; Sales & Marketing; Xây dựng đội ngũ; Xây dựng hệ thống quy trình vận hành và Xây dựng hệ thống BSC – KPI, những kiến thức đủ để các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan để điều hành doanh nghiệp.
Tham khao chi tiết khóa học: Tại đây
BGS Global Leadership Institute.